Máy ép bùn khung bản xử lý bùn ngành sinh học Vai trò của tuần hoàn bùn Bùn hoạt tính thực chất là một hỗn hợp gồm rất nhiều loại vi sinh vật. Những loại vi sinh vật này sẽ được kết thành các búi sinh vật. Sự phát triển của các búi vi sinh vật sẽ có cấu trúc tối ưu và nồng độ cao. Điều này rất cần thiết cho việc tách sinh khối ra khỏi nước thải đã xử lý. Trong quá trình xử lý nước thải, việc tuần hoàn bùn sẽ giúp giữ ổn định nồng độ bùn hoạt tính, cùng với đó là tạo sinh khối cho vi sinh vật. Vì một quần thể sinh vật phát triển trong bể sinh học là chưa đủ để phân hủy các chất hữu cơ. tuần hoàn bùn sẽ giúp quá trình xử lý nước tốt hơn, giúp tạo ra các vi sinh vật mới. Đặc biệt là việc bơm tuần hoàn bùn sẽ giúp làm tăng các vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Như vậy, việc tuần hoàn bùn đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết, luôn luôn được xảy ra. Như vậy, nếu không có quá trình tuần hoàn bùn thì bùn hoạt tính sẽ không tồn tại. Điều này chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải cũng sẽ không được hoạt động hiệu quả. Bùn hoạt tính được điều chỉnh bằng lượng khí cung cấp, tỷ lệ bùn tuần hoàn, thời gian sục khí, kiểm soát MLSS, tỷ lệ BOD và vi sinh vật cùng với đó là tải trọng BOD trên một đơn vị thể tích. Các chỉ tiêu này đi kèm với nhau, và nếu thiếu một trong các yếu tố trên thì việc xử lý nước thải của hệ thống sẽ không được hiệu quả. Các trường hợp bơm tuần hoàn bùn Ta xét đến công nghệ bơm tuần hoàn bùn điển hình hiện nay. Các công nghệ kháccó tính chất tương tự thì áp dụng tùy theo điều kiện xử lý. Bể hiếu khí (Aerotank) + bể lắng II Trong quá trình xử lý, bùn sẽ được tạo ra từ bể lắng I, sau đó sẽ được đưa tới bể lắng II. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aerotank và được trộn lẫn với nước thải từ bể lắng I. Những hỗn hợp này sẽ đi vào bể Aerotank. Tại đây, các vi sinh vật và nước thải sẽ được hòa trộn trong điều kiện sục khí. Vi sinh vật oxy hóa và phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải, chuyển thành CO2, H2O và tổng hợp thành những tế bào vi sinh vật mới. Bể thiếu khí (Anoxic) + bể hiếu khí (Aerotank) + bể lắng II Thông thường, trong quá trình xử lý nước thải, bể Anoxic thường kết hợp với bể Aerotank.Trong môi trường thiếu khí (DO< 0.1mg/l, vi khuẩn Nitrobacter giúp chuyển hóa Nitrate thành khí Nito tự do. Để phản ứng được xảy ra cần có nguồn cacbon bổ sung, thông thường ta sẽ bố trí bể Anoxic trước bể Aerotank để tận dụng nguồn cacbon từ nước thải. Quá trình tuần hoàn nước về bể Anoxic bắt nguồn từ cuối bể Aerotank về đầu bể Anoxic (và chừa cho bể Anoxic một ngăn giảm DO đến 1 mg/l rồi hãy bơm tuần hoàn bùn về). Sở dĩ phải tuần hoàn nước ở cuối bể Aerotank vì việc này sẽ làm giảm nồng độ Nitrat đi vào bể lắng II. Khi hàm lượng Nitrat lớn đi vào bể lắng II sẽ sinh ra tình trạng thiếu khí (nếu hệ thống gom bùn thiết kế không tốt) làm trào bùn. Còn quá trình tuần hoàn bùn sẽ từ bể lắng II về đầu bể Anoxic, giúp quá trình chuyển hóa thành khí Nito xảy ra hiệu quả. Việc tuần hoàn này là hoàn toàn không gây tác hại gì cả, lưu ý là bể Anoxic phải cung cấp khuấy trộn đầy đủ. Sử dụng máy khuấy trộn để tăng quá trình tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải, giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn và đều hơn. Bể kỵ khí + bể thiếu khí + bể hiếu khí (Công nghệ AAO) Công nghệ AAO là viết tắt của cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục, kết hợp 3 hệ vi sinh: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Trong đó: Yếm khí: để khử Hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo họat động,… Thiếu khí: để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD. Hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, Sunfua,… Đối với công nghệ AAO, bùn tuần hoàn sẽ từ bể lắng II đưa về đầu bể kỵ khí (trong điều kiện không sục khí). Còn lượng nước tuần hoàn sẽ từ cuối bể hiếu khí về bể thiếu khí.