Thủ Tục Đăng Ký Dạy Thêm Tại Nhà Chi Tiết Nhất 2025 Dạy thêm tại nhà là một hình thức phổ biến hiện nay, nhằm mục đích giúp giáo viên, sinh viên hoặc những người có chuyên môn chia sẻ kiến thức và tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động dạy thêm tuân thủ đúng pháp luật, việc đăng ký dạy thêm là bắt buộc. Bài viết này Luật Beta sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký dạy thêm tại nhà năm 2025, giúp các tổ chức/cá nhân tổ chức nắm rõ quy trình và các yêu cầu cần thiết. Tìm hiểu về quy định dạy thêm tại nhà 2025 Năm 2025, các quy định về dạy thêm, học thêm tại nhà tiếp tục được siết chặt nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và bảo vệ quyền lợi của học sinh. Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thì tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau: Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT). Quy định dạy thêm, học thêm tại nhà được siết chặt hơn vào năm 2025 Như vậy, một trong những yêu cầu để tổ chức hoặc cá nhân mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh là phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nguồn: Thư Viện Pháp Luật. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký dạy thêm tại nhà Để đăng ký dạy thêm tại nhà, các tổ chức/cá nhân tổ chức có thể thực hiện đăng ký theo các hình thức như: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH/ công ty cổ phần. Trong đó, loại hình hộ kinh doanh là phù hợp nhất để đăng ký kinh doanh dạy thêm cho các tổ chức/cá nhân tổ chức. Dưới đây là các hồ sơ giấy tờ cần thiết để đăng ký hộ kinh doanh theo đúng quy định: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu tại Phụ lục III-1, Nghị định 01/2021/NĐ-CP). Trong đó, Danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh (Mã ngành phù hợp: 8559 - Giáo dục khác, ghi rõ “Dạy thêm, học thêm”). Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh. Hợp đồng thuê địa điểm hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu sử dụng nhà riêng để dạy). Quy trình đăng ký dạy thêm tại nhà chi tiết Quy trình đăng ký dạy thêm tại nhà bao gồm các bước cơ bản như sau, các tổ chức/cá nhân tổ chức có thể tham khảo: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo danh sách Luật Beta đã đề cập ở phần trên Bước 2: Nộp hồ sơ Nộp tại Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy Ban Nhân dân cấp quận/huyện nơi đăng ký hoạt động dạy thêm. Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ - nếu có. Bước 4: Khai thuế ban đầu tại Chi cục Thuế Khai thuế khoán (thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT nếu có) trực tiếp tại Chi cục Thuế quận/huyện. Mua hóa đơn (nếu cần) để hợp thức hóa thu chi. Bước 5: Đảm bảo các điều kiện theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT Phù hợp về bằng cấp chuyên môn (có bằng đại học đúng chuyên ngành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm). Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất (diện tích phòng học, ánh sáng, phòng cháy, chữa cháy). Ngoài các giấy tờ trên, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh dạy thêm còn phải thực hiện công khai thông tin (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT) mà Luật Beta đã trình bày ở phần đầu. Những lưu ý khi thực hiện đăng ký dạy thêm tại nhà Đủ điều kiện về năng lực và chuyên môn Giáo viên dạy thêm tại nhà cần có trình độ chuyên môn phù hợp với môn học giảng dạy, được thể hiện qua bằng cấp, chứng chỉ sư phạm hợp lệ. Cơ sở vật chất phù hợp Phòng học tại nhà phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như diện tích phù hợp, ánh sáng đầy đủ, bàn ghế đúng quy cách và đảm bảo an toàn, vệ sinh cho học sinh. Thực hiện đúng quy định về hồ sơ và thủ tục Hồ sơ đăng ký dạy thêm cần đầy đủ và chính xác theo mẫu của cơ quan quản lý giáo dục. Quá trình nộp hồ sơ, thẩm định và cấp phép cần tuân thủ theo đúng trình tự, tránh thiếu sót hoặc chậm trễ làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy. Cơ sở vật chất phòng học phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết Công khai thông tin và tuân thủ quy định pháp luật Sau khi được cấp phép, giáo viên phải công khai các thông tin về chương trình dạy thêm như nội dung giảng dạy, thời gian học, học phí và số lượng học sinh. Đồng thời, cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động dạy thêm tại nhà. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm, hãy liên hệ với Luật Beta nhé! Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, Luật Beta cam kết giúp bạn hoàn tất thủ tục nhanh chóng và đúng quy định. Việc đăng ký dạy thêm tại nhà không chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Hy vọng bài viết này Luật Beta đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để hoàn thành thủ tục đăng ký dạy thêm tại nhà năm 2025. Luật Beta - Beta Law cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện cho doanh nghiệp. Beta Law luôn chú trọng xây dựng chiến lược phù hợp và hỗ trợ tận tâm cho từng khách hàng, giúp doanh nghiệp đáp ứng được các thủ tục pháp lý một cách suôn sẻ, an toàn và tối ưu chi phí. Với nhiều năm kinh nghiệm và thành công trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, Beta Law đã trở thành điểm tựa đáng tin cậy, mang lại lợi ích và sự bảo vệ pháp lý tối ưu cho khách hàng. THÔNG TIN LIÊN HỆ Hotline: 0931.206.506 - 0766.61.64.68 Website: Email: [email protected]