Việc công bố phụ gia thực phẩm là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm có sử dụng phụ gia. Không chỉ đảm bảo tính minh bạch và an toàn thực phẩm. Việc công bố còn là điều kiện để sản phẩm hợp pháp lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, phụ gia thực phẩm có hai hình thức công bố khác nhau. Nếu không phân biệt được sản phẩm của mình thuộc loại hình thức nào. Doanh nghiệp có thể sẽ phải công bố lại từ đầu. Gây thất thoát nhiều thời gian và chi phí. Trong bài viết này, UCC Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ thủ tục, lưu ý quan trọng cũng như lý do vì sao nên lựa chọn dịch vụ trọn gói tại UCC. Công bố phụ gia thực phẩm 1. 2 hình thức công bố phụ gia thực phẩm Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, phụ gia thực phẩm được chia làm hai nhóm ứng với hai hình thức công bố: Hình thức công bố Loại phụ gia áp dụng Tự công bố phụ gia thực phẩm Phụ gia thực phẩm thông thường, không thuộc nhóm yêu cầu quản lý đặc biệt Đăng ký bản công bố Phụ gia sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, phụ gia có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt hoặc có công dụng đặc biệt Việc phân loại đúng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tránh rủi ro khi công bố sai hình thức. 2. Hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm Tùy vào loại hình công bố và xuất xứ của sản phẩm (nội địa hoặc nhập khẩu). Hồ sơ công bố sẽ có những yêu cầu cụ thể như sau: 2.1. Hồ sơ tự công bố phụ gia thực phẩm Hồ sơ tự công bố sản phẩm – Đối với sản phẩm phụ gia sản xuất trong nước: Bản tự công bố theo mẫu quy định (mẫu 1, phụ lục 1- Nghị định 15/2018) Phiếu kết quả kiểm nghiệm (trong vòng 12 tháng) Nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm (bản thiết kế hoặc hình ảnh chụp thực tế) Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp (tuỳ thuộc vào loại phụ gia thực phẩm) – Đối với sản phẩm nhập khẩu: Tương tự hồ sơ trong nước Bản sao công chứng Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) Bản dịch công chứng hồ sơ liên quan bằng tiếng Việt ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Quy trình công bố sản phẩm nhập khẩu theo Nghị định 15/2018 2.2. Hồ sơ đăng ký bản công bố phụ gia thực phẩm – Đối với sản phẩm phụ gia sản xuất trong nước: Bản công bố phụ gia thực phẩm theo mẫu Giấy phép sản xuất Phiếu kết quả kiểm nghiệm (đầy đủ chỉ tiêu phù hợp với sản phẩm) Tài liệu chứng minh công dụng của phụ gia (nếu có) – Đối với sản phẩm nhập khẩu: Tất cả các giấy tờ nêu trên Bản công chứng Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) Tài liệu chứng minh nguồn gốc, thành phần của sản phẩm phụ gia Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm 3. Thủ tục công bố phụ gia thực phẩm Thủ tục công bố phụ gia thực phẩm hiện nay được chia thành hai hình thức. Với điểm khác biệt quan trọng về trình tự và quyền công khai thông tin: Với hình thức tự công bố, sau khi doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp quận/huyện hoặc Sở Y tế). Doanh nghiệp được phép tự công khai thông tin sản phẩm trên trang thông tin điện tử của mình. Và có thể lưu hành sản phẩm ngay mà không cần chờ phê duyệt. Ngược lại, với hình thức đăng ký bản công bố. Hồ sơ phải được nộp về Cục An toàn thực phẩm/ Bộ Y tế. Sau đó, doanh nghiệp phải chờ cơ quan Nhà nước cấp giấy xác nhận mới được lưu hành sản phẩm. Trong suốt thời gian này, doanh nghiệp không được tự ý công khai thông tin. Mà thông tin sản phẩm sẽ được Nhà nước công bố công khai trên cổng thông tin điện tử để phục vụ quản lý và tra cứu. Sự khác biệt kể trên chỉ nằm ở bước cuối, sau khi doanh nghiệp hồ sơ. Còn thủ tục công bố sản phẩm như thế nào, từng bước ra sao. Doanh nghiệp có thể tham khảo tại bài viết dưới đây: ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Thủ tục tự công bố sản phẩm- Hướng dẫn chi tiết từ A-Z 4. Những lưu ý quan trọng khi doanh nghiệp công bố phụ gia thực phẩm Ngôn ngữ hồ sơ: Tất cả tài liệu nộp phải bằng tiếng Việt hoặc có bản dịch công chứng tiếng Việt. Nhãn sản phẩm: Phải tuân thủ đúng quy định về ghi nhãn, không quảng cáo sai sự thật hoặc gây hiểu nhầm về công dụng. Nếu là sản phẩm nhập khẩu, bắt buộc phải có nhãn phụ. Nhãn phụ: Phải bao gồm thông tin cơ bản như tên sản phẩm (Phải ghi rõ tên sản phẩm và kèm theo cụm từ “phụ gia thực phẩm” để phân biệt với các loại sản phẩm khác), thành phần, công dụng (nếu có), hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, thông tin nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, và các thông tin khác phù hợp với quy định của Bộ Y tế về ghi nhãn thực phẩm. Vài ví dụ về nhãn phụ Nếu sản phẩm thuộc nhiều cơ quan quản lý: Nếu phụ gia sử dụng trong cả ngành thực phẩm và ngành y tế, cần xác định rõ cơ quan có thẩm quyền chính. Nếu doanh nghiệp có nhiều hơn 2 cơ sở sản xuất nhưng cùng sản xuất 1 loại sản phẩm: Doanh nghiệp có quyền nộp hồ sơ công bố tại địa phương mà doanh nghiệp lựa chọn (có thể là nơi đặt trụ sở chính). Tuy nhiên, các lần công bố tiếp theo vẫn phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã chọn trước đó. Lệ phí công bố phụ gia thực phẩm: Dao động từ 500-1.500.000 VNĐ tuỳ thuộc loại phụ gia thực phẩm. Kết quả sẽ được trả sau 7-21 ngày làm việc. Lưu ý cho doanh nghiệp 5. Vì sao nên chọn UCC Việt Nam đồng hành khi công bố sản phẩm? Để công bố phụ gia thực phẩm đúng quy định, doanh nghiệp không chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ mà còn phải phân loại đúng sản phẩm ngay từ đầu. Đây là điểm thường gây nhầm lẫn và kéo dài thời gian nếu không có sự tư vấn phù hợp. UCC Việt Nam chính là đơn vị giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả những khúc mắc này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì sao nên lựa chọn UCC Việt Nam để đồng hành cùng công bố phụ gia thực phẩm Một số quyền lợi nổi bật khi sử dụng dịch vụ tại UCC: Tư vấn phân loại miễn phí: Giúp doanh nghiệp xác định đúng hình thức công bố, tránh sai sót không đáng có. Hồ sơ chính xác, nộp một lần là đậu: Chúng tôi rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện hồ sơ đúng chuẩn ngay từ lần đầu. Hỗ trợ toàn quốc: Từ xa hay tại chỗ, UCC đều có thể đồng hành và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình công bố. Bảo mật tuyệt đối: Cam kết giữ kín thông tin doanh nghiệp và sản phẩm. Chọn UCC không chỉ là lựa chọn dịch vụ – mà là lựa chọn sự an tâm cho cả quy trình. 6. Kết luận Việc công bố phụ gia thực phẩm là bước đi không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm một cách bền vững và tuân thủ pháp luật. Dù là tự công bố hay đăng ký bản công bố, việc hiểu rõ quy trình và chuẩn bị hồ sơ đúng chuẩn là yếu tố tiên quyết. Với dịch vụ chuyên nghiệp và trọn gói tại UCC Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao phó mọi thủ tục để tập trung vào sản xuất và kinh doanh. Khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ tự công bố tại UCC Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nhận được: Tư vấn chi tiết từng bước, đảm bảo hồ sơ đúng quy định pháp luật Soát lỗi, kiểm tra đầy đủ giấy tờ trước khi nộp Hướng dẫn chuẩn bị nhãn, tài liệu đi kèm đúng chuẩn Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố và làm việc với cơ quan chức năng Hỗ trợ xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình công bố Cập nhật nhanh chóng tiến độ và kết quả hồ sơ Tiết kiệm thời gian, tránh rủi ro pháp lý và chi phí phát sinh Liên hệ UCC ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và bắt đầu quy trình công bố một cách nhanh chóng, chính xác nhất! UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp 036 790 8639 Chat Zalo UCC Nhận báo giá