Trong quá trình vận hành thực tế, hiệu suất tấm pin mặt trời không giữ nguyên mà suy giảm theo thời gian. Mức độ suy giảm này có thể từ 0.5% đến 1% mỗi năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Sau 20–25 năm, tổng công suất sản sinh điện có thể giảm từ 10% đến 20%, thậm chí hơn nếu bảo dưỡng không đúng cách. Vậy nguyên nhân suy giảm hiệu suất này là do đâu? Tác động của thời tiết và môi trường Các yếu tố tác động lớn từ môi trường như bụi bẩn, lá cây, phân chim, mưa axit, khói bụi công nghiệp lâu ngày sẽ bám lên bề mặt tấm pin làm cản trở ánh sáng chiếu vào. Ngay cả một lớp bụi mỏng cũng có thể làm giảm từ 5% đến 15% hiệu suất, nếu không được vệ sinh thường xuyên. Lỗi lắp đặt hướng và góc nghiêng tấm pin Tấm pin mặt trời hoạt động hiệu quả nhất khi ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với bề mặt pin. Nếu góc nghiêng quá nhỏ hoặc quá lớn so với quỹ đạo chuyển động của mặt trời, lượng bức xạ hấp thụ sẽ giảm đáng kể. Hướng tấm pin cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng điện tạo ra. Nếu đặt tấm pin không đúng hướng sẽ không nhận đủ ánh nắng mặt trời, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ từ tấm pin. Suy giảm do chất lượng tấm pin mặt trời Việc sử dụng các tấm pin kém chất lượng có thể dẫn đến tổn hao năng lượng lớn hơn theo thời gian. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cũng có tác động đáng kể đến điện áp của tấm pin. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của toàn bộ hệ thống. Hệ thống inverter hoạt động không ổn định Inverter là thiết bị chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ tấm pin thành dòng điện xoay chiều (AC) để sử dụng. Nếu inverter hoạt động không ổn định, lỗi phần mềm hoặc không tương thích công suất với hệ thống pin thì sẽ gây tổn thất điện năng đáng kể. Vậy làm thế nào để cải thiện và duy trì hiệu suất tấm pin mặt trời ở mức tốt nhất? Tham khảo các mẹo tại đây: